SD-WAN là gì và tại sao nên dùng SD-Wan?

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 362 Lượt xem
  • 01/03/2024
  • 362

SD-WAN là từ khóa hay được nhắc tới thời gian gần đây. Hãy cùng tìm hiểu xem SD-WAN là gì và SD-WAN hoạt động như thế nào?


SD-WAN là gì?

Mạng được điều khiển bởi phần mềm WAN (hay còn gọi là SD-WAN) SD-WAN là từ viết tắt của software-defined Wide Area Network. Là một phương pháp để triển khai mạng diện rộng sử dụng mạng điều khiển bởi phần mềm (SDN) để đạt được độ linh hoạt cao hơn. Hơn nữa SD-WAN là một kiến trúc mạng ảo cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của các dịch vụ mạng truyền dẫn, chẳng hạn như LTE, MPLS và các dịch vụ Internet băng thông rộng để bảo mật các kết nối ứng dụng với các chi nhánh, văn phòng và người dùng đến các ứng dụng đó.
 

Lợi ích của SD-WAN
 

Các doanh nghiệp đang nhanh chóng áp dụng công nghệ SD-WAN vì lợi ích hoạt động và tài chính toàn diện của nó.

  • Cải thiện hiệu suất ứng dụng và chất lượng dịch vụ cho nhân viên làm việc từ xa hoặc ở chi nhánh

  • Giảm chi phí WAN và tăng dung lượng thông qua việc sử dụng các kết nối di động và các đường truyền giá rẻ

  • Tăng tính linh hoạt để ưu tiên các ứng dụng quan trọng của doanh nghiệp hơn các loại dữ liệu khác.

  • Đảm bảo tính liên tục của mạng nhằm tránh ảnh hưởng tới công việc kinh doanh, có khả năng khắc phục sự cố do thiên tai, duy trì kết nối dù mạng bị lỗi nhiều lần.

  • Tăng cường bảo mật kết nối trên mạng WAN khi các ứng dụng và dữ liệu di chuyển sang đám mây

  • Giảm độ phức tạp của hệ thống mạng tại chi nhánh bằng cách hợp nhất các dịch vụ vào trong một thiết bị đặt tại rìa mạng để có thể quản lý tập trung và áp đặt các chính sách.




Các tính năng nổi bật của SD-WAN
 

  • Tính sẵn sàng (High availability): SD-WAN cung cấp khả năng linh hoạt làm giảm tối đa thời gian ngừng mạng. Công nghệ phải có tính năng phát hiện thời gian thực của sự cố mất kết nối và tự động chuyển sang kết nối khác để hoạt động.

  • Chất lượng dịch vụ (QoS): SD-WAN hỗ trợ chất lượng dịch vụ bằng cách ưu tiên mức độ ứng dụng, ưu tiên băng thông cho các ứng dụng quan trọng nhất. SD WAN sẽ lựa tuyến kết nối động, gửi ứng dụng trên tuyến nhanh hơn hoặc thậm chí tách ứng dụng chạy trên cả hai tuyến để cải thiện hiệu suất.

  • Bảo mật (Security): So với MPLS, SD-WAN tận dụng các công cụ bảo mật (IPSEC) để xác thực, giám sát và mã hóa kênh kết nối.

  • Quản trị và khắc phục sự cố: SD-WAN cung cấp giao diện đồ họa (GUI) được ưu tiên hơn giao diện dòng lệnh (CLI) giúp người quản trị lựa chọn tuyến tự động, cấu hình và quản lý tại trung tâm cho các thiết bị đầu cuối.

  • Cân bằng tải (load balancing): khả năng bao quát toàn cục về trạng thái mạng, SD-WAN thực hiện kỹ thuật chia tải lưu lượng truy cập mạng bằng cách yêu cầu chuyển tuyến mới theo tình trạng mạng hiện tại nhằm đem đến trải nghiệm người dùng tốt nhất.


    Liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn giải pháp phù hợp qua HOTLINE: (028) 7300 7179

Bài viết khác
Hotline 0346606660 Icon-Zalo 0346606660